Nghiên cứu khoa học về công dụng chữa bệnh của cây nhàu rừng

Nghiên cứu khoa học về công dụng chữa bệnh của cây nhàu rừng
Ngày đăng: 5 năm trước

Những nghiên cứu khoa học về cây nhàu rừng

nghien-cuu-khoa-hoc-ve-cong-dung-chua-benh-cua-cay-nhau-rung-01
Cây nhàu rừng trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học
Từ năm 1913 – 2008, trên thế giới đã có tới 161 công trình nghiên cứu về thành phần và công dụng chữa bệnh từ cây nhàu rừng.

Năm 1974, nhà khoa học Levand O và Larson HO, sau khi dành thời gian nghiên cứu về cây nhàu rừng, họ đã đưa ra công bố cây nhàu rừng có các hoạt chất, bao gồm: Scopoletin, Octoanic Acid,  Terpenoids, Flavonoids, Rutin, Amino Acid,…

Năm 1992, nhà nghiên cứu Duke JA cũng công bố nghiên cứu của mình đã phát hiện ra 23 hoạt chất, 5 thành phần vitamin, 3 khoáng chất có trong quả nhàu.

Năm 1999 – 2000, nghiên cứu của wang M và cộng sự đã tìm ra 2 hoạt chất mới trong lá cây nhàu rừng bao gồm: Flavonol glycosides và iridoid glycoside cùng với 3 hoạt chất có trong quả nhàu rừng. Cũng trong khoảng thời gian này, Neilsolomon cùng với 40 nhà nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra 200 hoạt chất trong quả nhàu, trong đó có các thành phần vitamin: A,C,E,B1,B2, B6,B12 và các thành phần khoáng chất.

Ngoài ra, thành phần cây nhàu rừng cũng được công bố trong nghiên cứu “Những cây thuốc và động vật làm thuốc” của Viện dược liệu và “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi cũng có kết quả nghiên cứu phù hợp với công bố của những công trình nghiên cứu trên.

Công dụng của cây nhàu rừng

Ngăn ngừa bệnh ung thư

Dịch trong quả nhàu có chứa thành phần damnacanthal, thành phần có tác dụng ức chế tế bào ung thư đồng thời làm giảm lượng máu tới khối u.

Bên cạnh đó, thành phần Iriodoids Acubin và Geniposide có tác dụng ức chế hình thành khối u, chống đột biến tế bào.

Công dụng của cây nhàu rừng trong chống viêm và tăng cường miễn dịch

Dịch chiết trong quả nhàu có công dụng giảm tiết dịch ở niêm mạc dạ dày, rất tốt đối với những người đang mắc bệnh viêm dạ dày, trào ngược dịch vị, viêm phế quản, hen suyễn,…

Tác dụng chống oxy hóa

Trong cây nhàu rừng có hàm lượng của Aucubin, thành phần này có công dụng chống lại các gốc tự do. Thành phần Picroside I và Kutkoside có thể phân giải các gốc tự do đồng thời thu dọn các gốc tự do. Kết quả thử nghiệm cho thấy cây nhàu rừng có khả năng giảm oxy hóa từ 23-27%.

Tác dụng với bệnh tiểu đường

Thành phần Iridoids không chỉ có tác dụng chống oxy hóa mà còn tăng dung nạp Glucose, cùng với thành phần khác có tác dụng làm giảm hàm lượng glucose huyết. Qua đó cho thấy, cây nhàu rừng có công dụng trong phòng chống bệnh tiểu đường.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây nhàu rừng

Bài thuốc trị bệnh tăng huyết áp: Rễ nhàu gom về rửa sạch, phơi khô hoặc sấy sau đó hãm hoặc sắc với nước uống, mỗi lần chỉ dùng 10-12g. Nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ có kết quả tốt hơn. Liệu trình kéo dài 2-3 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần. Tùy thuộc vào tình trạng huyết áp của người bệnh lúc này có nên uống tiếp hay không.

nghien-cuu-khoa-hoc-ve-cong-dung-chua-benh-cua-cay-nhau-rung-02
Qủa nhàu rừng có mặt trong nhiều bài thuốc dân gian mang lại hiệu quả chữa bệnh
Trị đau nhức xương, đau dây thần kinh ngoại biên: Sử dụng 100gam rễ nhàu sấy khô ngâm với 1 lít rượu, sau 3- 4 tuần khi chiết dịch ngâm. Sau đó cho thêm 500ml rượu nữa ngâm 2-3 tuần rồi chiết dịch ngâm. Hai lần chiết dịch ngâm này trộn đều với nhau. Lắng, bỏ cặn trước khi uống,  ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 30ml sau khi ăn.

Trị táo bón, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu từ quả nhàu rừng: Qủa nhàu rừng chín, rửa sạch chấm muối ăn, mỗi lần ăn 4-5 quả.

Trị tiêu chảy, kiết lỵ: Hái 4-5 quả nhàu rừng già, nướng ăn hoặc  dùng lá nhàu rừng sắc lấy nước uống.

0
Zalo
Hotline